Vào thu, nàng sành điệu sẽ không bỏ qua những kiểu trang điểm nổi bật này
Lấy cảm hứng từ hình ảnh những bông hoa nở trên cát - biểu tượng của sự kiên cường và khát vọng vươn lên giữa nghịch cảnh, Gala Trạm yêu thương 2024 tôn vinh những con người giàu nghị lực, không khuất phục trước khó khăn. Dù cuộc sống đầy thử thách, họ vẫn mạnh mẽ đối diện, biến gian nan thành động lực, để rồi tỏa sáng rực rỡ như những đóa hoa vươn lên từ vùng đất khô cằn. Tinh thần "điều gì không thể khiến bạn gục ngã thì sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn" sẽ được thể hiện đậm nét qua 52 câu chuyện đầy xúc động của Trạm yêu thương 2024.Bên cạnh những câu chuyện xúc động của năm 2024, Gala Trạm yêu thương - Hoa trên cát cũng sẽ giới thiệu những nhân vật mới - những con người đã biến khó khăn thành động lực, biến đau thương thành sức mạnh để tiếp tục hành trình. Khán giả cũng sẽ có cơ hội nhìn lại hành trình nỗ lực vươn lên của những nhân vật gặp biến cố ở thời điểm đẹp nhất của cuộc đời qua những cuộc trò chuyện chân thành và truyền cảm hứng, giao lưu với những nhân vật tiêu biểu như cô giáo Minh Tâm, vận động viên cờ vua Trần Ngọc Điệp, chị Nguyễn Thị Hương - Phó giám đốc Trung tâm "Vì ngày mai"; những người thầy thầm lặng đã nâng đỡ ước mơ của trẻ em khuyết tật, như cô giáo Quỳnh Trang và học trò Thanh Thư; những cặp đôi nên duyên từ Trạm yêu thương; những gia đình đã "đơm hoa kết trái"...Gala Trạm yêu thương - Hoa trên cát hứa hẹn sẽ chạm đến nhiều cung bậc cảm xúc với tiết mục của của Rapper Ngô Tuấn Đạt nghệ danh "7dnight" - bị ảnh hưởng từ chất độc da cam khiến anh sinh ra chỉ có một bàn tay phải lành lặn. Bàn tay trái có hai mẩu ngón nhỏ xíu nhú lên như hai chồi non. Cuộc đời của anh gắn với số 7 từ đó. Trong hành trình cuộc sống, không phải lúc nào 7dnight cũng kiên cường. Lòng kiêu hãnh và hy vọng của anh nhiều lần bị quật ngã, song chưa từng bị nản chí.Gala Trạm yêu thương - Hoa trên cát là câu chuyện về niềm tin, nghị lực và sự yêu thương, mong muốn góp phần thay đổi nhận thức xã hội về những con người đặc biệt, tiếp thêm động lực để mỗi người có thể vươn lên và "nở hoa trong chính cuộc đời mình".
Sóc Trăng: Bắt quả tang 4 nghi phạm tàng trữ, sử dụng ma túy
Bước sang tuổi 31, SHB đang hướng đến một giai đoạn phát triển mới. Trong tháng 1.2024, Hội đồng quản trị đã phê duyệt Chiến lược Chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028. Nhiều chính sách sẽ được triển khai trên tất cả hoạt động của ngân hàng, hướng đến mục tiêu SHB vươn tầm trở thành định chế tài chính hàng đầu.
Xe máy điện VinFast Evo 200 Lite giá 19,4 triệu đồng tại Việt Nam
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).
Nắng nóng bất thường trên cả nước
Báo cáo gửi Trưởng ban Kiểm tra VTF ngày 15.1 ghi: "Ngày 14.1.2025, VTF nhận được đơn tố cáo của ông N.T.H - phụ huynh cháu N.T.N.M về việc HLV CLB Seung Ri có hành vi bạo hành cháu M.. Sau khi xem xét đơn tố cáo của ông N.T.H, phụ huynh cháu M. về việc HLV CLB Seung Ri có hành vi bạo hành cháu M. và được sự chỉ đạo của Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo TP.Đà Nẵng, Ban Kiểm tra VTF, lãnh đạo taekwondo khu vực miền Trung, Ban Kiểm tra Liên đoàn TP.Đà Nẵng đã mời HLV Nguyễn Văn Kin đến làm việc, đồng thời cử đại diện liên đoàn đến thăm hỏi về sức khỏe của cháu M. và kết quả như sau.Đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Kin: Theo bản tường trình của ông Kin, vào 18 giờ ngày 9.1.2025 cho lớp tập trung chào hỏi, nhắc nhở và giao lớp lại cho em phụ tá P.P.Q khởi động và sau đó ông Kin vào văn phòng làm việc, đến 19 giờ ông Kin nhận lớp, bắt đầu dạy chính và lớp tập kết thúc vào lúc 19 giờ 30, không có bạo hành cháu M. Qua sự việc nêu trên, ông Nguyễn Văn Kin đã nhận thấy khuyết điểm là chưa quán triệt kỹ chức năng và quyền hạn cho các trợ lý trong quá trình lên lớp. Bản thân ông Kin thấy có lỗi và mong muốn gia đình bỏ qua để sửa sai và bản thân có liên hệ với gia đình cháu M. để xin lỗi nhưng gia đình không phản hồi.Đối với phụ tá P.P.Q: Theo bản tường trình, vào lúc 18 giờ ngày 9.1.2025, em Q. được ông Nguyễn Văn Kin giao khởi động cho lớp tập và sau đó được ông Nguyễn Văn Kin giao điều khiển tập thể lực cho lớp. Trong quá trình tập luyện, cháu M. có hành vi gây mất trật tự và đã được nhắc nhở nhiều lần nên phụ tá Q. đã gọi em M. lên chống tay xuống và dùng vợt đá (dụng cụ tập luyện) đánh vào mông và đá vào mông 1 cái để nhắc nhở.Về phía gia đình cháu N.T.N.M: Đại diện Liên đoàn Taekwondo TP.Đà Nẵng đã đến thăm hỏi sức khỏe, động viên cháu M. và nắm bắt thêm về những diễn biến của vụ việc xảy ra vào tối 9.1.2025. Hiện tại sức khỏe của cháu M. đã ổn định, nhưng tâm lý vẫn còn sợ sệt khi nghe nhắc đến thầy Nguyễn Văn KinTheo thông tin từ phía gia đình và cháu M., vào tối 9.1, cháu bị phụ tá Q. dùng sống vợt đá (dụng cụ tập luyện) đánh vào mông và đá vào lưng. Sau đó thầy Kin ra dạy trong quá trình dạy có cầm roi tre và quất vào cháu Minh 2 - 3 roi vào đùi. Gia đình cháu M. rất bức xúc về trường hợp cháu M. bị bạo hành và đã đến báo cáo đến Công An P.Khuê Trung và đề nghị công an điều tra về vấn đề này". Cũng theo báo cáo, ý kiến của thành viên Ban Kiểm tra VTF Dương Lê Quốc Linh như sau: "Ông Nguyễn Văn Kin và P.P.Q đã được các cơ quan chức năng P.Khuê Trung như đại diện Phòng Văn hóa - Thể thao, Ban bảo vệ Bà mẹ và trẻ em và công an phường. Qua kiểm tra CLB Seung Ri do ông Nguyễn Văn Kin làm chủ nhiệm chưa có tư cách pháp nhân theo quy định đề ra.CLB Seung Ri đã bị UBND P.Khuê Trung cho tạm thời đóng cửa để chờ kết quả điều tra của các cơ quan chức năng. Hiện nay cơ quan chức năng đã vào cuộc nên Liên đoàn Taekwondo TP.Đà Nẵng sẽ có biện pháp xử lý HLV Nguyễn Văn Kin và CLB Seung Ri sau khi có kết luận từ phía các cơ quan có chức năng".Ở diễn biến liên quan, trong văn bản đánh giá nguy cơ ban đầu về vụ việc, do các cơ quan chức năng P.Khuê Trung (tư pháp - hộ tịch, y tế, công an, hội liên hiệp phụ nữ, cán bộ trẻ em) lập vào tối 10.1, có nêu: "Đùi, mông và lưng của cháu M. từ lúc bị đánh (tối 9.1) đến sáng 10.1 thì chỉ còn vết đỏ dài trên lưng. Tâm lý trẻ hoang mang, lo sợ và mất ngủ sau khi sự việc xảy ra. Nhưng đến hiện tại, tâm lý trẻ đã ổn định nhờ sự can thiệp của gia đình. Sức khỏe và tinh thần của trẻ bình thường. Gia đình mong muốn công an làm rõ sự việc để tránh những trường hợp khác tương tự xảy ra trong tương lai".

Cưng xỉu với 'đám cưới online'
Tư vấn sức khỏe: Tuyến tiền liệt tuổi trung niên - Phẫu thuật hay không phẫu thuật?
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
CSGT xử phạt xe không chính chủ: Chạy xe đứng tên người khác có bị phạt không?
Tổ tiên luôn hiện diện qua bài vị - bát hương trên bàn thờ, để chứng nhận thành tựu và giám sát sự sai sót của con cháu. Trước bàn thờ, việc hiếu sẽ trợ lực cho tư tưởng giáo dục khuyến thiện và răn ác, rất nhân văn. Trong nhân sinh quan truyền thống Huế, tổ tiên được "về nhà" trong ngày giỗ và ngày tết. Con cháu phải chu toàn việc phụng dưỡng và kỵ chạp, coi sóc lăng mộ để thực hiện nghĩa vụ thứ hai của chữ hiếu là không để người nhà bị đói cơm rách áo (2 nghĩa vụ còn lại của "tam đại hiếu" là nối dõi và không để người nhà bị coi thường).Sau ngày ông Táo về trời 23 tháng chạp âm lịch, người ta lo dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, thay cát bát nhang và chuẩn bị phẩm vật dâng cúng. Đến khi xong mọi việc hành chính, đồng áng…, thường là ngày 29, 30 tháng chạp, gia đình cúng tất niên để tạ ơn thổ thần, tổ tiên đã phò trợ gia đạo trong năm và mời tổ tiên về ngự trên bàn thờ ăn tết. Đó là thời gian tĩnh lặng, con cháu trở về sum vầy trước tổ tiên nên mâm cúng tất niên càng thiêng liêng. Người phụ nữ dành hết tâm sức, nguồn lực của gia đình để trước cúng (tổ tiên), sau cấp (con cháu hưởng lộc), theo tinh thần tùy gia phong (nhiều ít, tùy gia cảnh), phải lễ bạc lòng thành.Trên nền tảng nông nghiệp lúa nước truyền thống nói chung là nghèo, từ làng xã đến triều đình, tiền nhân đã triết lý hóa mâm cỗ theo hướng Sẻn (dè sẻn) mà Sang (sang trọng), phải Hòa (hài hòa) và Hóa (đa dạng, biến hóa), làm cho chuyện ẩm thực càng thêm nhiều ý nghĩa: ngon về vị giác; lành về dược lý; hài hòa về dinh dưỡng, chất liệu, màu sắc, bối cảnh; trang trọng thiêng liêng về không gian, chủ thể và khách thể; cẩn thận, tỉ mỉ trong cách thể hiện… Như món nem công chả phượng trong "bát trân" ở chốn cung nội, thực sự được làm từ công, phượng với sự cẩn trọng, tinh tế, an toàn tối ưu theo điển chế triều đình. Đấy như là "bản gốc", nhưng cũng có nhiều "phiên bản" khác nữa, cứ giảm dần, trong đời sống hoàng thân quốc thích, quan lại quý tộc thượng lưu, thay thế bằng gà rừng và trong dân gian là gà nhà, chim…; kể cả làm theo lối chay với nguyên liệu phù chúc, khuôn đậu, nấm, trái mít, sa kê, vả, thậm chí là cả cùi mít vốn là một thứ bỏ đi. Đa dạng, biến hóa, tinh tế, sang trọng chính là vậy.Mâm cúng tất niên ở cố đô Huế hội tụ món ăn từ nhiều chất liệu: thịt (gia súc, gia cầm, tự nhiên), thủy hải sản (từ sông, đầm phá, biển) và hệ thảo mộc (rau, củ, quả); được chế biến theo phương thức không sử dụng nhiệt (ăn sống, ăn gỏi, lên men, muối), có sử dụng nhiệt (tái, chín) như chiên, chưng, hầm, hấp, hon, kho, luộc, nấu, nướng, quay, tiềm, thấu, tái, um, xào…Trên mâm cúng, tô canh, tô hầm được bài trí ở giữa theo lối thủy tụ/tụ thủy, giúp định vị các món có nước xung quanh, rồi tới các món khô với thịt cá; ngoài cùng là các món xào, trộn. Hệ nước chấm, nước xốt, nước lèo đa dạng cho từng món ăn cụ thể, với sự điểm tô của gia vị nhiều màu sắc: tỏi, tiêu, ớt, hành, ngò, boa rô… Lại có ớt xanh, ớt chín đỏ, để nguyên trái hay xắt nhỏ, giã nát; tỏi nguyên củ hay lột từng tép, hoặc xắt nhỏ, để trên những đĩa nhỏ với danh xưng là phẩm vị. Gia đình càng có điều kiện thì mâm cỗ càng thịnh soạn, cầu kỳ, điển hình ở chốn cung đình. Từ năm 1793, J.Barrow trong tác phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792 - 1793 đã thấy phong cách ăn uống của người Huế rất độc đáo. Bởi người Trung Hoa thường bày hết bát đĩa trên bàn, còn người Huế không chỉ bày kín mặt bàn mà còn chồng xếp bát đĩa lên nhau ba bốn lớp, tới hơn 200 cái, rất thịnh soạn và tinh tế.Sau tất niên, tổ tiên "ở lại", con cháu chu toàn chuyện cơm nước trên bàn thờ, biểu tượng hóa thành hệ bánh (chưng, tày, tét, lọc, in, tổ), mứt, dưa cải, dưa món, dầm (thịt, rau, quả) cùng nhiều hoa, quả… Còn lại tùy tâm, tùy sức, con cháu có thể làm mâm cỗ hay đơn giản ăn gì cúng nấy bởi nhu cầu dinh dưỡng ngày tết không cao và tránh lãng phí. Cái nhỏ nhắn, tinh tế rất thiết thực là vậy.Cho nên, mâm cúng tất niên là phong phú nhất, hội tụ kết nối hai cõi âm dương, giúp bồi bổ gia phong, gắn liền hiếu - trung xuyên suốt, giúp ổn định nền tảng xã hội. Mạch nguồn thiêng liêng đó cần được duy trì, xiển dương trong bối cảnh hiện nay, khởi đầu từ chuyện mâm cơm, mâm cúng.Ẩm thực Huế càng ngon, càng ý nghĩa hơn với mâm cúng tất niên, mở ra ngày tết xứ Huế, để Huế xứng danh với "kinh đô ẩm thực". Bóng dáng người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình cũng "rạch ròi", được định vị rõ. Thuở xưa, người đàn ông thành danh ngoài xã hội, chu toàn chữ hiếu, chữ trung cũng nhờ hậu phương vững chãi với những nội tướng phía sau lo nhà cửa, ruộng vườn, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, dưỡng dục con cháu. Cái bếp phía đông phòng đỏ lửa, trang bếp thắp hương thường xuyên, kết nối bát hương trên bàn thờ, là hương hỏa, lo cho mâm cơm (hằng ngày) và mâm cúng (kỵ, chạp, tết nhất, sóc vọng) luôn tinh sạch, ngon, lành và trang trọng nhất.Bàn thờ tết xứ Huế được bài trí mang khát vọng an khang, phồn thực. Ngoài mâm cỗ, còn có nếp là tinh hoa trời đất ban cho, với nhiều dưỡng chất, kết dính (xôi, bánh chưng, bánh tét…); có chè, mứt bánh là vị ngọt trời ban. Hoa ở bên trái (đông) tượng trưng cho người phụ nữ với khát vọng đơm bông. Quả ở bên phải (tây) tượng trưng cho người đàn ông, được kết trái với tâm điểm là nải chuối, cho thấy sự chuyển hóa từ màu xanh dần sang vàng, chín đen. Bên trên là những trái trong vườn nhà, ưu tiên loại nhiều hạt (mãng cầu, lựu, dưa hấu, ổi, cam…) với khát vọng sản sinh mãnh liệt.
vb777
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư